-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kỹ thuật sơn nền nhà xưởng Epoxy chi tiết để có được kết quả tốt nhất
Saturday,
14/11/2020
0
Ngày nay, sử dụng sơn Epoxy cho sàn nhà xưởng không còn là vấn đề quá xa lạ nữa. Tuy nhiên để sàn nhà xưởng đạt chất lượng tốt nhất cần tuân thủ theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn.
Dưới đây là Kỹ thuật sơn nền nhà xưởng Epoxy chi tiết để có được kết quả tốt nhất do Thiên Sơn cung cấp. Cùng theo dõi bài viết nhé.
Sơn nền nhà xưởng Epoxy là gì?
Nhiều người đã từng nghe nói đến hay thậm chí là đã từng sử dụng sơn Epoxy nền nhà xưởng nhưng chưa thật sự biết đây là loại sơn như thế nào.
Không giống như các loại sơn khác, đây là loại sơn được đóng thành hai hộp khác nhau, tương ứng với hai thành phần chính cấu tạo nên sơn đó là: Phần Sơn và phần đóng rắn. Hai thành phần này khi được trộn theo đúng tỷ lệ sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn đối với nền nhà xưởng
Loại sơn này mang đặc tính như: chịu áp lực và ma sát tốt, chống ăn mòn, cực rắn chắc, không bị vỡ và không bị bay màu…
Công dụng của dòng sơn sàn công nghiệp Epoxy
Một số công dụng của sơn khiến người dùng nên sử dụng sơn nền Epoxy cho sàn nhà công nghiệp của mình:
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian của bạn bởi sơn có độ bóng cao và đa dạng về màu sắc.
- Dễ dàng gia cố bề mặt, tạo ra một bề mặt vững trãi nhất.
- Hạn chế tối đa tình trạng như: bị hoen gỉ, ăn mòn, bảo vệ bề mặt sàn trước những tác động từ môi trường bên ngoài.
- Sơn có công dụng kháng hóa chất tuyệt vời, chống bám bụi, chống mài mòn, dễ dàng thực hiện vệ sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám phá dòng sơn nền Epoxy nhà xưởng bê tông và sơn nền Epoxy dành cho sắt thép
- Ưu điểm vượt trội của sơn sàn nhà xưởng hệ gốc nước
- Những lợi ích của sơn nhà xưởng Epoxy tự san phẳng giúp bạn quyết định nên sử dụng
Kỹ thuật sơn nền nhà xưởng Epoxy chi tiết
Một số điều cần lưu ý trước khi sơn sàn đó là:
- Để tránh tình trạng bị thẩm thấu ngược, hơi nước bốc lên làm phá hủy màng sơn, trước khi tiến hành đổ bê tông nên sử dụng một lớp lót bằng vải.
- Đặc biệt, với sàn bê tông mới đổ xong, phải đợi ít nhất 30 ngày mới có thể tiến hành thi công sơn sàn, có như thế lớp bê tông mới khô, chất lượng sơn sàn mới đảm bảo.
Dưới đây là những hướng dẫn kỹ thuật sơn nền Epoxy chi tiết của chúng tôi dành cho những người chưa biết hay chưa hiểu rõ về loại sơn này.
- Bước 1: Tiến hành kiểm tra độ ẩm và vệ sinh sàn.
- Bước 2: Xử lý bề mặt, tạo nhám bằng máy chà sàn công nghiệp rồi khò khô và vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp. Có như vậy bề mặt sàn mới sạch sẽ, lớp sơn mới đảm bảo về độ bám dính, độ bóng mịn,...
- Bước 3:Thi công sơn lót nhằm che lấp nốt các khuyết điểm còn sót của nền bê tông và tạo lớp liên kết tốt giữa bề mặt sàn với sơn phủ.
- Bước 4: Trám lại các vết nứt (nếu có) bằng keo Epoxy hoặc bộ mastic
- Bước 5: Tiến hành thi công 2 lớp sơn phủ cuối cùng. Thời gian cách nhau giữa các lớp sơn là 6 giờ để đảm bảo cho sơn được khô hoàn toàn.
Các loại của sơn sàn nhà công nghiệp Epoxy
Các dòng sơn sàn Epoxy được chia thành hai loại: Theo cấu tạo và theo chức năng.
* Theo cấu tạo
- Sơn gốc dầu: Sử dụng dung môi gốc dầu, sơn có ưu điểm là khả năng bám dính tốt, độ bóng cao.. Tuy nhiên lượng VOC bốc lên không khí cao, không thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
- Sơn gốc nước: Ra đời sau sơn gốc dầu, khắc phục các nhược điểm của sơn gốc dầu. Sơn sử dụng dung môi gốc nước chuyên dụng, có khả năng bảo vệ và làm tăng cường các tính năng tốt cho bề mặt
* Theo chức năng:
- Sơn hệ lăn: Sử dụng rulo sơn và súng phun sơn, có khả năng kháng hóa chất tốt, độ bền tương đối cao...
- Sơn hệ tự san phẳng: Hoạt động theo phương thức tự san phẳng, dàn đều trên bề mặt nhất định. Sơn có độ cứng cao, bám màu tốt, kháng khuẩn, kháng nhiệt,...
Nhìn chung, mỗi hệ sơn của sơn Epoxy đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Tùy theo từng điều kiện, từng bề mặt mà có sự lựa chọn sử dụng loại sơn khác nhau.
Chúng ta có nên tự thi công sơn sàn Epoxy không?
Một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra đó là: Có nên tự thi công sơn sàn công nghiệp hay không? Hãy xem qua những ưu điểm và hạn chế của việc tự thi công sơn sàn công nghiệp. Chúng tôi tin chắc các bạn sẽ tự đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi này.
Một ưu điểm lớn khi tự sơn sàn công nghiệp đó là tự sơn sẽ tiết kiệm chi phí trong quá trình thi công sơn.
Bên cạnh ưu điểm đã nêu trên thì tự sơn sàn cũng có những hạn chế như:
- Việc tự sơn sẽ khiến cho chất lượng công trình không đảm bảo do bạn không có kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh khi thi công.
- Để đảm bảo không mua thừa hay thiếu sơn, tính được cụ thể lượng sơn dành cho công trình cũng rất khó.
- Nếu không có những hiểu biết nhất định về sơn cũng như cách sử dụng sơn sẽ dẫn đến tình trạng khô sơn do để quá lâu sau khi pha, gây lãng phí sơn và thiếu sơn cho công trình của mình.
- Như đã biết để xử lý bề mặt cũng như trộn sơn cần đến sự hỗ trợ của các loại máy công nghiệp khá nhiều. Vì vậy nên khi tự thi công nếu không có sẵn máy móc, bạn hoàn toàn phải làm bằng tay, dẫn đến chất lượng công trình khó đảm bảo, tiến trình công việc bị chậm chễ.
Nếu bạn có nhu cầu thi công sơn Epoxy nhà xưởng hay bất kỳ một loại sơn nào khác hãy liên hệ cho Thiên Sơn để nhận được sự tư vấn cũng như báo giá nhanh nhất.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Kỹ thuật sơn nền nhà xưởng Epoxy chi tiết để có được kết quả tốt nhất. Mong rằng sẽ đem lại những thông tin hữu ích nhất cho quý vị.